Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Đục thủy tinh là tình trạng xuất hiện vùng đục trên thủy tinh thể (vốn trong suốt) do cấu trúc và thành phần protein bị biến đổi, làm các tia sáng đi vào mắt bị lệch hướng hoặc bị cản trở gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh phổ biến hiện nay, giúp đôi mắt tìm lại ánh sáng khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.

Nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia Wit sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề về phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể một cách cụ thể.

1. Khi nào cần mổ đục thủy tinh thể?

Các bác sĩ nhãn khoa cho biết, không phải tất cả các trường hợp bị đục thủy tinh thể đều phải phẫu thuật. Những trường hợp đục thủy tinh thể ít, bác sĩ có thể cho bạn đeo kính hoặc dùng kính lúp(1).

Chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể phụ thuộc vào mức độ suy giảm thị lực, nếu tình trạng đục thủy tinh thể gây cản trở sinh hoạt và làm việc hàng ngày như khó khăn trong việc lái xe, đọc sách, xem tivi… hoặc những trường hợp đục thủy tinh thể có thị lực dưới 4/10 bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật.

Hình ảnh Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Bác sĩ Nhãn khoa sẽ kiểm tra tình trạng đục thủy tinh thể của người bệnh và cho lời khuyên tốt nhất

Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật từng mắt ở hai thời điểm khác nhau để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mắt và các biến chứng sau phẫu thuật thủy tinh thể.

2. Có những phương pháp mổ đục thủy tinh thể nào?

Hiện nay, có 2  phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến (2):

2.1. Phẫu thuật Phaco (viết tắt của từ Phacoemulsification)

Đây là phương pháp mổ mắt thủy tinh thể hiện đại, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp Phaco được xem là bước tiến mới trong việc điều trị và mang lại ánh sáng cho người bệnh bị đục thủy tinh thể và được bác sĩ D. Kelman công bố trên tạp chí nhãn khoa Hoa Kỳ vào năm 1967.

Cách thực hiện:

Bác sĩ sử dụng đầu dò phaco có năng lượng phát sóng âm tần vào mắt bằng vết rạch nhỏ 2,3-3mm nhằm phá vỡ hoặc nhũ hóa đục thủy tinh thể. Sau khi được tán mịn, thủy tinh thể bị đục sẽ được hút ra ngoài. Sau đó đưa thủy tinh thể nhân tạo vào để thay thế thủy tinh thể vừa hút. Sau khi hoàn tất, thị lực sẽ được cải thiện đáng kể.

2.2. Phẫu thuật thay thủy tinh thể bằng laser

Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng laser với công nghệ Femtosecond có khả năng  tăng tính chính xác, giảm thời gian phẫu thuật, phục hồi nhanh sau phẫu thuật, cải thiện thị lực đáng kể.

Hình ảnh Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là giải pháp tối ưu cho những người bị đục thủy tinh thể

Cách thực hiện:

  • Tạo vết mổ ở giác mạc: Dùng kỹ thuật laser để tạo vết mổ ở ngoại vi của giác mạc.
  • Mở bao trước: Sử dụng tia laser Femtosecond để tạo đường xé bao trước của thủy tinh thể.
  • Cắt nhân và lấy nhân: Bước này được thực hiện nhờ công nghệ laser bằng cách chia cắt nhân thành những mảnh nhỏ và lấy ra ngoài qua vết mổ ở rìa giác mạc.
  • Đặt IOL (IntraOcular Lens): Một thủy tinh thể nhân tạo phù hợp với người bệnh sẽ đưa vào để thay thế phần nhân đã bị hút ra. Nếu như người bệnh mắc loạn thị trước phẫu thuật thì trong quá trình phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu lên rìa trên của giác mạc để điều chỉnh tật loạn thị.

2.3. Nên thay thủy tinh thể loại nào?

Việc lựa chọn loại chọn thủy tinh thể nào để thay phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh lý, điều kiện của mắt cũng như nhu cầu thị giác và kinh tế của mỗi người. Những loại thể thủy tinh nhân tạo cao cấp sẽ đem đến cho người bệnh thị giác tốt và ổn định nhưng chi phí mổ đục thủy tinh thể sẽ cao hơn.

Người bệnh cần khám mắt, chụp chiếu kỹ càng trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám và tư vấn loại thủy tinh thể phù hợp, hiệu quả nhất với bạn.

Thủy tinh thể nhân tạo được phân thành 2 loại: thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự và thủy tinh thể đa tiêu cự, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.

  • Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự: Đây là loại phổ biến nhất vì chi phí không quá cao. Cải thiện được thị lực cho người bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, loại thủy tinh thể này chỉ duy trì thị lực tốt ở một khoảng cách và thường là khoảng cách nhìn xa. Người bệnh vẫn phải dùng thêm kính để hỗ trợ khả năng nhìn gần khi đọc sách, dùng máy tính và điện thoại, xem tivi…
  • Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự: Đây là bước đột phá về công nghệ thay thủy tinh thể nhân tạo và đã giải quyết được hầu hết các nhược điểm của thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự. Tuy nhiên, một số trường hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự sẽ gặp các vấn đề rối loạn thị giác như hiện tượng quầng, chói lóa, màu nhìn không sắc nét, giảm thị lực khi trời tối, khó khăn khi lái xe hoặc dùng máy tính.

4. Cần chuẩn bị gì khi đi mổ mắt đục thủy tinh thể?

Để tránh mất thời gian đi lại và ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh trước khi phẫu thuật bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành thủ thuật. Một số lưu ý quan trọng(3):

  • Tránh bất kỳ chấn thương mắt hoặc các yếu tố gây nhiễm trùng mắt và vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước sạch.
  • Ngừng uống rượu bia, các chất có cồn vài ngày trước phẫu thuật.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh thức khuya vào đêm trước phẫu thuật.
  • Mang theo hồ sơ khám bệnh và các giấy tờ cá nhân cần thiết.
  • Người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tắm rửa, gội đầu, cắt tóc…
  • Cần đọc kỹ các cam kết phẫu thuật, hỏi các thắc mắc để được giải đáp kỹ trước khi ký cam kết phẫu thuật.
  • Vệ sinh vùng mắt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Hình ảnh Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Khi đi mổ mắt thủy tinh thể người bệnh cần có người thân đi cùng

Một số kiểm tra và xét nghiệm cần thiết trước khi phẫu thuật bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Người bệnh cần nhịn đói vào buổi sáng để xét nghiệm máu chuẩn xác hơn.
  • Khám nội tổng quát: Tùy theo tình trạng bệnh lý toàn thân, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bổ sung.
  • Siêu âm mắt, đo công suất giác mạc nhằm tính công suất của thủy tinh thể nhân tạo sắp thay.

Một số lưu ý vào ngày phẫu thuật:

  • Người bệnh không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong vòng ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật vì trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần gây tê cục bộ(có thể gây mê trong một số trường hợp đặc biệt).
  • Lựa chọn trang phục nhẹ nhàng, thoải mái, lịch sự và cần tránh mặc váy hoặc quần short ngắn.
  • Không đeo trang sức, phụ kiện hoặc trang điểm, dùng nước hoa.
  • Người bệnh tuyệt đối không được chạm vào mắt hoặc dụi mắt sau khi mắt đã được sát khuẩn.
  • Khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần thư giãn và thả lỏng người, tránh cử động mạnh toàn thân trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Cần có người thân đi theo để đưa về sau phẫu thuật.

5. Phẫu thuật đục thủy tinh thể có đau không?

Các bác sĩ Nhãn khoa cho biết, thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể không gây đau, không chảy máu, vết mổ rất nhỏ ở rìa giác mạc chỉ khoảng 2,8mm, do đó không cần khâu và băng mắt sau phẫu thuật.

6. Có thể thay thủy tinh thể được mấy lần?

Khi thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào mắt nó sẽ tồn tại vĩnh viễn mà không sợ bị hỏng hay thoái hóa. Do đó, phẫu thuật thay đục thủy tinh thể nhân tạo chỉ thực hiện 1 lần trên mỗi mắt(4).

Trong trường hợp đặt lệch hoặc sai độ thì mới cần thay lại (trường hợp này rất hiếm). Việc thay thủy tinh thể nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thị giác do bao thủy tinh thể bị tác động nhiều lần.

Trong trường hợp người bệnh bị tai nạn nghiêm trọng tại mắt và có thể gây chấn thương nhãn cầu dẫn đến lệch thủy tinh thể thì cần phải thực hiện thủ thuật điều chỉnh đặt lại thủy tinh thể, nếu thủy tinh thể bị rơi vào buồng dịch kính thì buộc phải thay lại bằng loại thủy tinh thể chuyên dụng khác có càng treo cố định nhằm cải thiện lại thị lực và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

7. Thời gian hồi phục sau mổ đục thủy tinh thể là bao lâu?

Sau khi mổ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng 1 tháng để ngăn chặn nhiễm trùng và hạn chế viêm nhiễm, kèm theo uống thuốc, nhỏ thuốc. Nếu người bệnh chăm sóc và giữ gìn tốt, mắt sẽ có thể phục hồi thị lực tối đa chỉ sau 8 tuần(5).

8. Chi phí mổ đục thủy tinh thể là bao nhiêu?

Chi phí mổ mắt đục thủy tinh thể nhân tạo phụ thuộc vào kỹ thuật được chọn để tiến hành, loại thấu kính, đơn thuốc, và đặc biệt là nơi sẽ thực hiện. Ngoài ra nếu bệnh nhân có bệnh lý toàn thân liên quan thì chi phí điều trị kèm theo có thể cao hơn.

Hình ảnh Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Chi phí mổ mắt đục thủy tinh thể nhân tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hiện nay, mức phí cho một ca phẫu thuật đục thủy tinh thể dao động từ khoảng 4 triệu – 42 triệu đồng, gồm chi phí phẫu thuật và loại thấu kính, chưa tính các xét nghiệm liên quan (theo số liệu tham khảo tại bệnh viện mắt Trung Ương Hà Nội và bệnh viện Mắt TP.HCM).

9. Phẫu thuật đục thủy tinh thể có xảy ra biến chứng không?

Tuy là phương pháp cải thiện thị lực ít xảy ra biến chứng, nhưng khi can thiệp y khoa cũng sẽ khó tránh khỏi một số biến chứng có thể xảy ra, cụ thể (6):

Trong khi phẫu thuật

  • Các mảnh thủy tinh còn sót lại: Trong quá trình hút thủy tinh thể có thể một số mảnh thủy tinh thể có thể rơi vào mắt và sót lại.
  • Chảy máu trong mắt, đây là trường hợp rất hiếm nhưng vô cùng nguy hiểm
  • Thấu kính nội nhãn bị lệch do không được đặt đúng vị trí gây mờ hoặc nhìn đôi
  • Sưng giác mạc, tuy nhiên vấn đề này chỉ tồn tại tạm thời và thị lực sẽ cải thiện vài ngày sau phẫu thuật
  • Tích tụ chất lỏng trong võng mạc, nguyên nhân là các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ khiến chất lỏng tích tụ và làm mờ tầm nhìn của người bệnh
  • Nhiễm trùng, vi trùng có thể xâm nhập vào mắt trong quá trình phẫu thuật và dẫn đến nhiễm trùng

Sau khi phẫu thuật

  • Đục bao sau, do sự tăng sinh của các tế bào biểu mô còn sót lại của bao thủy tinh thể
  • Sưng và đỏ là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật
  • Bong võng mạc, đây là trường hợp khẩn cấp có thể gây mất thị lực, do đó khi có các triệu chứng như cảm giác như 1 tấm màn che khuất 1 phần mắt, có những điểm nổi mới trong tầm nhìn cần đi khám ngay
  • Bong dịch kính, tình trạng này có thể cải thiện trong vài tháng
  • Tăng nhãn áp đây là biến chứng nguy hiểm có thể làm hỏng thị lực

10. Những lưu ý chăm sóc mắt khi mổ

Hình ảnh Mổ đục thủy tinh thể và 10 điều bạn cần biết khi phẫu thuật

Việc chăm sóc mắt sau khi mổ đục thủy tinh thể đúng cách giúp mắt nhanh phục hồi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Sử dụng thuốc hậu phẫu gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc uống, người bệnh cần tuân thủ liều lượng và loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh bảo vệ mắt, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội để vệ sinh mắt và sử dụng bông gòn, nhẹ nhàng làm sạch viền mắt, mí mắt.
  • Chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý, người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà 2 ngày và trong tuần đầu không được điều khiển các phương tiện giao thông. Đồng thời, tránh vận động mạnh.
  •  Tái khám định kỳ và đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và tránh các loại thức ăn cay nóng, kiêng rượu bia và các chất kích thích.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt

Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, ngoài việc tuân thủ đúng theo các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, người bệnh cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để mắt nhanh phục hồi, đồng thời bảo vệ và nuôi dưỡng mắt từ bên trong.

Cụ thể, với những người sau khi mổ mắt đục thủy tinh thể, muốn thị lực nhanh phục hồi và được duy trì, thì không chỉ bảo vệ thủy tinh thể mà còn chú ý đến những yếu tố khác như võng mạc, giác mạc và các bộ phận có liên quan.

Chia sẻ bài viết: