Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm): Nguyên nhân và điều trị

Chúng ta có thể nhìn thấy thế giới xung quanh một cách rõ ràng, sống động là nhờ có võng mạc và phần trung tâm của võng mạc chính là điểm vàng. Ngược lại, khi hình ảnh trở nên mờ nhạt, méo mó, biến dạng, thị lực suy giảm là dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm.

Bên cạnh đó, hiện nay các bệnh như thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường; thói quen hút thuốc và uống nhiều rượu bia; tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị điện tử là những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh thoái hóa điểm vàng xuất hiện sớm hơn. Vậy thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao, tất cả sẽ được chuyên gia Wit giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm) là gì?

Thoái hóa điểm vàng (Macular Degeneration – AMD) hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm là một bệnh của võng mạc tại vùng hoàng điểm. Bệnh có đặc trưng là sự tổn thương lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc gây suy giảm thị lực thậm chí dẫn đến mù lòa. (1)

Hình ảnh Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm): Nguyên nhân và điều trị

Người bị bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày đòi hỏi thị lực tập trung như đọc sách, điều khiển phương tiện giao thông.

Phân loại thoái hóa điểm vàng(AMD)

Có hai dạng thoái hóa điểm vàng là khô và ướt. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không phục hồi. (2)

Thoái hóa điểm vàng thể khô

Dạng này chiếm khoảng 85-90% các trường hợp. Bệnh phát triển từ từ, khi các tế bào nuôi dưỡng võng mạc chết đi, các tế bào võng mạc cũng chết đi do đó các mảnh võng mạc sẽ biến mất.

Lúc này hình ảnh quan sát được sẽ bị mờ hoặc bị bóp méo, ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn, đặc biệt là khi bạn đọc sách. Thoái hóa điểm vàng thể khô thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, tuy nhiên mất thị lực có thể chỉ xảy ra ở một mắt trong khi mắt còn lại không bị ảnh hưởng. Bệnh thường diễn tiến âm thầm trong 5 – 10 năm trước khi xuất hiện tình trạng suy giảm thị lực.

Hình ảnh Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm): Nguyên nhân và điều trị

Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý ở mắt nguy hiểm có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phụ nữ và người lớn tuổi có nguy cơ mắc cao hơn

Thoái hóa điểm vàng thể ướt

Chiếm khoảng 10-15%, tính chất bệnh nặng hơn AMD thể khô, với biển hiện rõ rệt, người bệnh bị giảm thị giác đột ngột và nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt xảy ra với lớp mạch máu mới phát triển từ bên dưới hoàng điểm của bạn, các mạch máu này có thể chảy máu và rỉ dịch gây ra sẹo võng mạc khiến tầm nhìn bị méo, hình ảnh quan sát bị biến dạng, đường thẳng có thể biến thành đường cong, xuất hiện điểm mù, thấy ảo giác.

Các giai đoạn phát triển của thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng phát triển qua 3 giai đoạn(3):

  • AMD giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này hầu hết các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện, thị lực của người bệnh vẫn đảm bảo.
  • AMD giai đoạn giữa: Bước sang giai đoạn giữa, các triệu chứng thoái hóa điểm vàng mắt có thể xuất hiện nhưng chưa rõ ràng như mắt mờ nhưng thường hết mờ khi nguồn sáng nhiều hơn, các hình ảnh nhìn thấy trở nên không còn sắc nét, khó phân biệt chi tiết hay có sự thay đổi hoặc suy giảm nhận thức về màu sắc.
  • AMD giai đoạn cuối: Tình trạng mất thị lực diễn tiến nặng hơn với các triệu chứng nguy hiểm như tầm nhìn méo mó, hình ảnh quan sát bị biến dạng, đường thẳng có thể biến thành đường cong, xuất hiện điểm mù, thấy ảo giác, … Do đó, người bệnh không thể tự di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà cần có sự trợ giúp của người khác.

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng

Cả thoái hóa điểm vàng ướt và khô đều không gây đau đớn cho người bệnh. Các dấu hiệu sớm đặc trưng của bệnh như:

  • Mờ mắt: Không có khả năng phân biệt các đối tượng trong tầm nhìn, bạn cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách, các chữ trong sách hoặc tạp chí có thể nhòe đi. Khó khăn trong lái xe hoặc khi làm những việc đòi hỏi tính chính xác cao.
  • Mù màu: Các màu sắc sặc sỡ trở nên mờ nhạt, có thể mất hẳn màu.
  • Thị lực méo mó: Đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh, cụ thể đường thẳng sẽ trở nên lượn sóng hoặc gấp khúc.
  • Xuất hiện điểm mù: Xuất hiện ngay giữa tầm nhìn của bạn và nó có xu hướng lớn dần theo thời gian khi tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn. Gây khó khăn trong việc nhận biết gương mặt người khác.
  • Ảo ảnh: Thường gặp ở những người bị mất thị lực trầm trọng do bệnh gây nên. Người bệnh sẽ thấy những ảo ảnh khác nhau lúc ẩn lúc hiện, từ những hình ảnh đơn giản cho đến chi tiết hơn. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và khó chịu.

Đến gặp bác sĩ ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ở trên để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, đe dọa đến khả năng thị lực .

Hình ảnh Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm): Nguyên nhân và điều trị

Hình ảnh bị mờ ở trung tâm khi bị thoái hóa điểm vàng

Theo GS.TS. Đỗ Như Hơn cho biết:”Thoái hóa điểm vàng(hoàng điểm) ngày càng gia tăng, trở thành nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời. Các bệnh này không những làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế năng lực và sự độc lập trong cuộc sống, mà còn khiến bệnh nhân dễ bị trầm cảm và lo lắng; tạo nên gánh nặng cho xã hội. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu để kịp thời ngăn chặn diễn biến của bệnh là việc làm cần nên ưu tiên.”

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng cụ thể tùy từng đối tượng (4):

Thoái hóa điểm vàng tuổi già

Do tuổi tác (những người trên 60 tuổi): Thoái hóa điểm liên quan đến tuổi tác phổ biến ở người lớn tuổi do sự già đi tự nhiên của các tế bào cùng với khả năng chống gốc tự do suy giảm. Và đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực mắt nghiêm trọng ở những người trên 60 tuổi.

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Di truyền: Thoái hóa hoàng điểm có liên quan đến gen di truyền. Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh, nguy cơ cao bạn cũng bị AMD.

Tác hại của ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị kỹ thuật số như: điện thoại, máy tính, tivi… mang năng lượng cao, bước sóng ngắn (400-500 nanomet) có khả năng tấn công vào đáy mắt và làm tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc lâu ngày không được khắc phục gây ra bệnh thoái hóa võng mạc.

Chia sẻ bài viết: